Tuyển dụng luôn là câu chuyện chung của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp luôn cần một đội ngũ có tài, có tâm và sự chuyên nghiệp để giúp doanh nghiệp đi đến sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, tuyển dụng ngày nay chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng với các anh/chị làm nhân sự và không phải ai làm nhân sự đều có thể biết hết được những gì cần có để có thể tuyển dụng thành công 1 nhân sự phù hợp với văn hóa công ty và gắn bó với công ty lâu dài.
Hãy để CFO Capital mách nước cho các anh/chị những kỹ thuật không thể thiếu khi phỏng vấn ứng viên nhé:
KỸ THUẬT PHỎNG VẤN STAR – KỂ CHUYỆN TRONG PHÒNG PHỎNG VẤN
Hầu hết những người tuyển dụng sử dụng một kỹ thuật phỏng vấn dựa trên sự chuyên môn. Họ hỏi những câu hỏi giúp họ có sự hiểu biết về bạn. STAR có nghĩa là :
S: Situation – Hoàn cảnh: Hãy xem xét nhân viên đầy triển vọng mới được tuyển dụng có làm được việc hay không? Nếu tuyển một nhân viên trợ lý hành chính làm việc bán thời gian thì anh/cô ta có quán xuyến được công việc trong một văn phòng có mười nhân viên hay không? Nếu câu trả lời là Có, tiếp tục bước thứ hai. Nếu câu trả lời là Không, đành nói lời tạm biệt.
T: Task – Nhiệm vụ: Nhân viên mới có khả năng trợ giúp bộ phận kế toán trong việc xuất hóa đơn và thu thập số liệu, đồng thời hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao liên quan đến việc hỗ trợ hoạt động của một văn phòng hay không? Nếu câu trả lời là Có, tiếp tục bước thứ ba. Nếu câu trả lời là Không, đành tạm biệt vậy.
A: Action Nhân viên mới nói rằng trước đó đã làm công việc hành chính ở một văn phòng có mười nhân viên cũng như đã trợ giúp bộ phận kế toán xuất hóa đơn và thu thập số liệu, vậy anh/cô ta cũng có thể thay thế các tập tài liệu giấy bằng các tập tin lưu trên máy vi tính được chứ? Nếu câu trả lời là Có, tiếp tục bước thứ tư. Nếu câu trả lời là Không, cũng tạm biệt thôi.
R: Result – Kết quảNhân viên mới có thể hoàn thành những trách nhiệm chính của anh/cô ấy trong vòng 20 giờ hoặc ít hơn không? Anh/cô ta đã từng làm được điều này trước đó phải không? Nếu câu trả lời là Có, chào mừng anh/cô ta gia nhập đội ngũ nhân viên. Nếu câu trả lời là Không, không còn cách nào khác, chia tay thôi.
MÔ HÌNH DISC – NHẬN BIẾT NGƯỜI ỨNG TUYỂN
D – tượng trương cho nhóm người: quyết đoán, thiên hướng chỉ huy…
I – tượng trương cho nhóm người: vui vẻ hòa đồng, thích kết bạn…
S – tượng trương cho nhóm người: kiên nhẫn, ít thay đổi…
C – tượng trương cho nhóm người: nguyên tắc, chuẩn mực…
Các công cụ đánh giá DISC thường được dùng với mục đích:
+ Phân tích nhóm
+ Hướng nghiệp
+ Huấn luyện và tư vấn
+ Quản lý kế hoạch phát triển cá nhân
+ Giải quyết mâu thuẫn.
Giải quyết mâu thuẫn
- Xác định rõ ràng phong cách học tập cũng như làm việc của một cá nhân. Khi có được những thông tin này, người quản lý có thể biết được cách thức phát triển và bồi dưỡng phù hợp đối với từng nhân viên cũng như cách quản lý sao cho các nhân viên đạt được hiệu quả làm việc cao nhất.
- Tránh việc thường xuyên xếp hai người cùng thuộc nhóm D (Dominant – Xông xáo) vào chung một nhóm hay một dự án vì cả hai đều muốn nắm giữ vị trí lãnh đạo.
- Giao cho nhân viên những vai trò phù hợp với tính cách của họ. Nếu nhân viên được giao những nhiệm vụ yêu cầu họ phải thể hiện những tính cách mâu thuẫn với con người thực, họ có thể cảm thấy căng thẳng và bất mãn với công việc.
- Hình thành một tập hợp những người có tính cách khác nhau vào một nhóm (nếu có thể).
- Xác định được mỗi nhân viên thuộc về nhóm tính cách nào để có thể giao cho họ những công việc có thể tận dụng tối đa thế mạnh của họ.
- Khi tuyển dụng nhân viên mới, bên cạnh các điều kiện về kỹ năng và kinh nghiệm, kỹ thuật phỏng vấn DISC có thể xác định xem với tính cách và xu hướng hành vi của bản thân, ứng viên có dễ dàng hợp tác với đồng nghiệp hay không (trong trường hợp các nhân viên hiện tại đều đã thực hiện đánh giá DISC).
- Việc xác định tính cách và xu hướng hành vi của một người thường chỉ có thể được thực hiện sau một quá trình tương tác thường xuyên trong nhiều tình huống khác nhau. Vì thế, đánh giá DISC có thể cung cấp cho người tuyển dụng những thông tin đầy đủ hơn mà một buổi phỏng vấn không thể mang lại. Khi được phỏng vấn, ứng viên có thể đánh bóng bản thân mà không phải bộc lộ tính cách hay xu hướng hành vi của chính mình vì người phỏng vấn thường chỉ tập trung vào những yếu tố khác như kinh nghiệm làm việc và cách thể hiện bản thân của ứng viên. Có những ứng viên thể hiện bản thân không tốt nhưng trên thực tế lại có những đặc điểm hành vi giúp họ hợp tác tốt với những đồng nghiệp tương lai. Đánh giá DISC có thể giúp bạn xác định điều này.
Nguồn: Edu Việt