Project Description
Hiêp định thuế tránh đánh thuế hai lần (“DTA”) là giải pháp tạo lợi thế trong thời đại toàn cầu hóa thương mại, thu hẹp khoảng cách của các hệ thống Thuế giữa các quốc gia, góp phần dỡ bỏ rào cản thương mại và khuyến khích đầu tư xuyên quốc gia. Doanh nghiệp của bạn có biết rằng Việt Nam đã ký hơn 70 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước và vùng lãnh thổ.
Đến năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết với các yêu cầu tuân thủ khắc khe hơn. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/05/2017.
Trên thực tế việc hiểu cặn kẽ và áp dụng phù hợp các quy định về giao dịch theo giá thị trường gặp khá nhiều khó khăn do các quy định này du nhập khá nhiều các khái niệm quốc tế, cách tiếp cận vấn đề của các nước phát triển, đồng thời đòi hỏi các thông tin so sánh có chất lượng cao và được sắp xếp phù hợp cho mục đích riêng này.
Nắm bắt và vận dụng xử lý thuế quốc tế đối với các giao dịch xuyên biên giới để tạo ra lợi thế cạnh tranh không chỉ là mối quan tâm của Nhà cung cấp nước ngoài mà còn là của Doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, các rủi ro về tác động của Hiệp định thuế là các rủi ro tuân thủ quan trọng, không thể bỏ qua khi Doanh nghiệp phát sinh các giao dịch xuyên biên giới.
Để vận dụng được các lợi thế và phòng ngừa các rủi ro, Doanh nghiệp cần tìm lời giải đáp cho các câu hỏi sau:
- Các loại thuế chịu sự chi phối của Hiệp định thuế (“DTA”)?
- Cơ sở thường trú là gì?
- Quốc gia nào được quyền đánh thuế trước?
- Thỏa thuận việc phân chia quyền đánh thuế của từng Nước ký kết?
- Các khoản thu nhập có thể áp dụng miễn/ giảm từ DTA?
- Mức thuế suất ấn định đối với một số khoản thu nhập của Nhà thầu nước ngoài?
- Làm sao để áp dụng DTA hiệu quả?
- Ai là đối tượng áp dụng DTA?
- Hồ sơ áp dụng DTA bao gồm những tài liệu gì?
Do có nhiều quy định và giải thích kỹ thuật phức tạp nên nhiều Doanh nghiệp chỉ tuân thủ các yêu cầu ở mức tối thiểu. Việc kéo dài tình trạng tuân thủ thấp có thể dẫn đến nhiều rủi ro như bị điều chỉnh, ấn định và truy thu thuế khi Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra Doanh nghiệp nhiều năm sau đó.
Với mong muốn đem đến kiến thức thực tiễn nhất về Chủ đề thuế quốc tế, giúp Doanh nghiệp nắm bắt những điểm tuân thủ cốt lõi về thuế Nhà thầu nước ngoài, Hiệp định thuế và giao dịch liên kết theo nguyên tắc giá thị trường, RSM Vietnam rất hân hạnh giới thiệu đến Quý Doanh nghiệp Khoá học “TÌM HIỀU CÁC TÁC ĐỘNG HIỆP ĐỊNH THUẾ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN (“DTA”) ĐỐI VỚI CÁC GIAO DỊCH XUYÊN BIÊN GIỚI”
Sau khi hoàn thành Chương trình, học viên có thể:
- Nhận diện cơ hội tiết kiệm thuế thông qua việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
- Vận dụng được các biện pháp tránh đánh thuế hai lần
- Cân nhắc tái cấu trúc các giao dịch, lập kế hoạch thuế nhằm tối ưu hóa số thuế Nhà thầu nước ngoài phải nộp của Doanh nghiệp.
- Sử dụng Hiệp định thuế hiệu quả khi lập luận miễn, giảm với cơ quan thuế
- Trao đổi và nhận được sự tư vấn trực tiếp của Giảng viên
- Thành viên HĐQT, HĐTV, Ban Giám đốc, Ban điều hành.
- Giám đốc Tài chính, Kế toán trưởng;
- Giám đốc bộ phận, Trưởng/ phó trưởng phòng ban chức năng;
- Chuyên viên Tài chính, kế toán.
- Tổng quan về Hiệp định tránh đánh thuế 02 lần (“DTA”)
- Ưu tiên về giải thích khái niệm giữa nội luật và DTA
- Các khái niệm cơ bản và quan trọng
- Các khái niệm cơ bản trong DTA
- Hiểu rõ hơn về “Đối tượng cư trú” và “Cơ sở thường trú”
- Phân tích các điều khoản quan trọng trong DTA
- Nguyên tắc cơ bản khi đánh thuế đối với Thu nhập từ hoạt động kinh doanh qua 10 tình huống cụ thể
- Xác định đối tượng thực hưởng đối với Thu nhập từ bản quyền
- 03 điều kiện không thể thiếu để miễn thuế đối với tiền công của cá cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Làm thế nào để áp dụng DTA hiệu quả
- Trao đổi các nội dung thực tiễn