Project Description
Phát sinh hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ với tổ chức, cá nhân nước ngoài, Doanh nghiệp bạn đã tham giao vào một giao dịch xuyên biên giới, và đang đối mặt với rủi ro cao về nghĩa vụ thuế Nhà thầu nước ngoài mà không hề hay biết.
Do không nắm bắt tường tận về quy định hiện hành và các thay đổi thường xuyên về thuế Nhà thầu nước ngoài, nhiều Doanh nghiệp ở Việt Nam bất ngờ về nghĩa vụ thuế này khi bị Cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra nhiều năm sau đó.
Bên cạnh đó, việc không biết đến cơ hội tiết kiệm thuế từ việc áp dụng Hiêp định thuế tránh đánh thuế hai lần (“DTA”), một giải pháp về thuế tạo lợi thế trong thời đại toàn cầu hóa thương mại, thu hẹp khoảng cách của các hệ thống Thuế giữa các quốc gia, dỡ bỏ rào cản thương mại và khuyến khích đầu tư xuyên quốc gia, sẽ làm tăng thêm các chi phí không đáng có cho Doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với ngành Logictics khi các hoạt động giao dịch quốc tế diễn ra thường xuyên hàng ngày thì cơ hội tiết kiệm thuế từ DTA là rất lớn do Việt Nam đã ký kết hơn 70 Hiệp định thuế với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, thực tế vẫn có trên 90% các doanh nghiệp logistics không những không tận dụng được cơ hội từ DTA mà còn đang đối mặt với tình huống không quản lý được đầy đủ các rủi ro về thuế trong quá trình hoạt động dẫn đến các khoản phạt, truy thu thuế liên quan đến hoạt động thanh toán cho đối tác nước ngoài (chia sẻ lợi nhuận, phí quản lý, phân bổ doanh thu và thuế…).
Liệu Doanh nghiệp của bạn có chắc chắn về ảnh hưởng thuế Nhà thầu nước ngoài đối với các giao dịch xuyên biên giới đã xảy ra trong nhiều năm qua? Liệu Doanh nghiệp của bạn có đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn của loại thuế này cho các giao dịch hiện tại và tương lai? Liệu Doanh nghiệp của bạn đã nắm bắt được các cơ hội tiết kiệm thuế dựa theo các quy định trong nước và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (“DTA”)?
Bộ phận Kế toán – Tài chính và Ban quản lý Doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là Doanh nghiệp Logictics nói riêng thường trăn trở với các câu hỏi sau đây:
- Khi nào phát sinh nghĩa vụ thuế Nhà thầu nước ngoài?
- Nghĩa vụ thuế thuộc về ai: Bên Việt Nam hay Bên nước ngoài?
- Các trường hợp nào được miễn thuế Nhà thầu nước ngoài?
- Ký hợp đồng mua bán theo giá Gross hay giá Net để tối ưu hóa lợi ích?
- Cấu trúc các giao dịch như thế nào để lập kế hoạch thuế tốt nhất?
- Các loại thuế chịu sự chi phối của DTA?
- Cơ sở thường trú là gì?
- Quốc gia nào được quyền đánh thuế trước?
- Thỏa thuận việc phân chia quyền đánh thuế của mỗi Nước ký kết?
- Các khoản thu nhập có thể áp dụng DTA?
- Mức thuế suất ấn định đánh trên thu nhập của Nhà thầu nước ngoài?
- Làm sao để áp dụng DTA hiệu quả?
- Ai là đối tượng áp dụng DTA?
- Hồ sơ áp dụng DTA bao gồm những gì?
- Các quy định về nội dung trên Hóa đơn nào cần được tuân thủ đầy đủ với ngành Logistics?
- Cách thức nhận diện các rủi ro liên quan đến thuế GTGT đối với hoạt động Đại lý Hãng vận tải quốc tế và hoạt động kinh doanh Logistics?
- Làm thế nào để tận dụng khả năng áp dụng thuế suất 0% đối với hoạt động vận tải quốc tế và dịch vụ xuất khẩu?
- Có các rủi ro gì liên quan đến thuế Nhà thầu nước ngoài đối với các giao dịch xuyên biên giới?
- Làm sao để tận dụng cơ hội miễn thuế Nhà thầu nước ngoài đối với các khoản thanh toán cho đối tác nước ngoài?
CFO Việt Nam hân hạnh giới thiệu đến Quý Doanh nghiệp Khóa đào tạo: “Hiểu biết các quy định mới nhất vế thuế Nhà thầu nước ngoài và Hiệp định thuế; và giải pháp giúp Doanh nghiệp quản lý rủi ro trong ngành Logistics”. Chúng tôi tin chắc rằng sau Khóa học, Quý Doanh nghiệp sẽ nắm bắt được những kiến thức vững vàng về thuế Nhà thầu nước ngoài và Hiệp định thuế DTA để có thể tự tin giải quyết được các rủi ro đối với giao dịch xuyên biên giới và áp dụng Hiệp định thuế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là đối với các Doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong ngành Logicstics.
Sau khi hoàn thành chương trình, học viên có thể:
- Xác định đầy đủ nghĩa vụ thuế Nhà thầu nước ngoài trong các khoản thanh toán ra nước ngoài
- Nhận diện và xử lý cho từng trường hợp giá Gross, giá Net
- Hiểu biết và được Cập nhật đầy đủ những nội dung mới về thuế Nhà thầu nước ngoài và các kinh nghiệm thực tiễn
- Nhận diện được rủi ro và cách xử lý trong các trường hợp đặc biệt (bản quyền, lãi vay, vận tải quốc tế)
- Nhận diện cơ hội tiết kiệm thuế thông qua việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế 02 lần
- Vận dụng được các biện pháp tránh đánh thuế 02 lần
- Cân nhắc tái cấu trúc các giao dịch, lập kế hoạch thuế nhằm tối ưu hóa số thuế Nhà thầu nước ngoài phải nộp của Doanh nghiệp.
- Sử dụng Hiệp định thuế hiệu quả khi lập luận miễn, giảm với cơ quan thuế
- Đạt được hiểu biết chung về các sắc thuế ảnh hưởng đến ngành Logistics
- Thảo luận các ảnh hưởng thuế quan trọng đối với các hoạt động chính của ngành Logistics
- Thảo luận và nắm bắt cách xử lý chung của toàn ngành
- Tìm hiểu về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế 02 lần cho ngành Logistics
- Trao đổi và nhận được sự tư vấn trực tiếp của Giảng viên
- Thành viên HĐQT, HĐTV, Ban Giám đốc, Ban điều hành;
- Giám đốc Tài chính, Kế toán trưởng;
- Giám đốc bộ phận, Trưởng/phó trưởng phòng ban chức năng;
- Chuyên viên Tài chính, kế toán.
Phần I:
- Ai phải chịu thuế Nhà thầu nước ngoài?
- Có phải mọi khoản thanh toán ra nước ngoài đều chịu thuế Nhà thầu nước ngoài?
- Nước nào có quyền ưu tiên thu thuế đối với Nhà thầu nước ngoài?
- Có gì mới trong 06 trường hợp được miễn thuế theo hướng dẫn của Thông tư 103/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 1/10/2014)
- Thảo luận 13 tình huống phổ biến
- Không còn đau đầu với việc vận dụng các khái niệm “Cung cấp”, “Tiêu dùng”, “Lãnh thổ” trong thực tế
- Ưu và nhược điểm của 03 phương pháp tính thuế Nhà thầu nước ngoài
- Áp dụng biểu thuế qua từng các giai đoạn
- Nên ký Hợp đồng theo giá Gross, giá Net hay giá Hỗn hợp?
- Nghĩa vụ thuế thuộc về ai: Bên Việt Nam hay Nhà thầu nước ngoài?
- Chọn lựa về giá dựa theo phạm vi công việc và yêu cầu của từng bên
- Hướng dẫn chi tiết các bước tính thuế NTNN đối với từng loại giá
- Nhận diện các trường hợp đặc biệt
- Tính thuế riêng hay chung khi hàng hóa không kèm (hoặc kèm) dịch vụ?
- Xử lý mới đối với Điều khoản Bảo hành sản phẩm đi kèm
- Xác định nghĩa vụ thuế nhanh hơn qua ma trận các tình huống có thể xảy ra trên thực tế
- Xử lý thu nhập từ lãi vay, bản quyền, vận tải hàng không, vận tải đường biển có gì khác?
- Đừng quên các nội dung về đăng ký, kê khai, nộp thuế
- Lập kế hoạch thuế sớm khi có thể
- Các lưu ý về điều khoản bảo hành/ dịch vụ miễn phí
- Tách hay không tách giá trị hàng hóa và dịch vụ?
- Cẩn thận khi thiết lập các điều khoản giao hàng trên hợp đồng
- Cân nhắc điều chỉnh phương pháp tính thuế
- Thảo luận các tình huống thực tế tại doanh nghiệp.
Phần II:
- Tổng quan về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (“DTA”)
- Nội luật và DTA
- Các khái niệm cơ bản và quan trọng
- Các khái niệm cơ bản trong DTA
- Hiểu rõ hơn về “Đối tượng cư trú” và “Cơ sở thường trú”
- Phân tích các điều khoản quan trọng trong DTA
- Nguyên tắc cơ bản khi đánh thuế đối với Thu nhập từ hoạt động kinh doanh qua 10 tình huống cụ thể
- Xác định đối tượng thực hưởng đối với Thu nhập từ bản quyền
- 03 điều kiện không thể thiếu để miễn thuế đối với tiền công của cá cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Làm thế nào để áp dụng DTA
- Trao đổi các nội dung thực tiễn
Ngày 2: Quản lý rủi ro thuế của ngành Logictics
- Nhìn ra thế giới và nhìn lại Việt Nam: Tổng quan về ngành và các ảnh hưởng thuế quan trọng:
- Theo Thông lệ quốc tế
- Theo Luật thương mại Việt Nam
- Cam kết WTO về dịch vụ Logistics
- Quay về thực tại: Nhận diện các rủi ro thuế có thể phát sinh đối với các khoản thu nhập nhận được và chi phí chi ra cho đối tác nước ngoài
- Thách thức: Ảnh hưởng thuế quan trọng đến hoạt động Đại lý Hãng vận tải nước ngoài
- Ẩn số: Ảnh hưởng thuế quan trọng đối với hoạt động kinh doanh Logistics
- Trao đổi xử lý thuế đối với các khoản chia sẻ lợi nhuận, phí quản lý và các khoản thanh toán khác ra nước ngoài
- Xác định nghĩa vụ thuế của ngành thông qua 05 câu hỏi cơ bản
- Nguyên tắc cơ quan xác định nghĩa vụ thuế đối với hoạt động chuyển phát quốc tế