Project Description
Bản chất của số liệu kế toán là những ghi chép phản ảnh các giao dịch trong quá khứ, một chuyên viên tài chính – kế toán giỏi, một quản lý tài năng sẽ biến những số liệu khô khan này trở thành những con số biết nói, tức là chuyển các con số kế toán thành ngôn ngữ kinh doanh, hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư đưa ra các quyết định sáng suốt nhất.
Chương trình PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH sẽ giúp học viên hiểu được kỹ lưỡng từng dòng trên các báo cáo tài chính, nắm được điểm cốt lõi và các con số quan trọng nhất trong toàn bộ các báo cáo này và chúng phản ảnh tình hình kinh doanh như thế nào.
Đặc biệt, cách phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ – báo cáo quan trọng nhất và cũng khó phân tích nhất, sẽ được tập trung trình bày, cùng hàng loạt nội dung trọng yếu khác như cơ cấu vốn tối ưu, các dấu hiệu cho thấy cần phân tích kỹ lưỡng hơn… từ đó đánh giá chính xác được sức mạnh tài chính, những tiềm năng, hiệu quả kinh doanh, những triển vọng và rủi ro trong tương lai, từ đó đề ra các giải pháp quản lý tài chính hoặc đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Chương trình cũng dành cho các chuyên viên tài chính, chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định dự án đầu tư, thẩm định dự án để hiểu rõ về đơn vị đối tác trước khi thực hiện giao dịch.
Giúp các chuyên viên quản lý Tài chính – Kế toán, các nhà đầu tư:
- Tăng cường sự hiểu biết chuyên sâu về các điểm trọng yếu của Báo cáo tài chính và các thông tin cần công bố.
- Nắm vững tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phân tích được dòng tiền của doanh nghiệp
- Ra quyết định dựa trên các chỉ số tài chính nhằm đem lại lợi nhuận tối ưu nhất
- Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính, Giám đốc Tài chính;
- Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, chuyên viên phòng kế toán;
- Chuyên viên tài chính Chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định dự án;
- Các nhà đầu tư, Lãnh đạo doanh nghiệp;
- Các cá nhân khác có quan tâm.
1. Bảng cân đối kế toán. Cấu trúc bảng cân đối kế toán. Ý nghĩa của việc Tài sản được phân chia thành ngắn hạn và dài hạn, Công nợ được phân chia thành ngắn hạn và dài hạn, nhưng Vốn chủ sở hữu thì không được phân chia. Ý nghĩa của việc hàng tồn kho được trình bày ở gần cuối phần Tài sản ngắn hạn.
2. Báo cáo kết quả kinh doanh. Cấu trúc báo cáo kết quả kinh doanh. Ai chịu trách nhiệm về từng dòng trên báo cáo này? Ý nghĩa của việc báo cáo riêng Doanh thu gộp và Doanh thu thuần. Bộ phận bán hàng có giỏi hay không? Tầm quan trọng của lợi nhuận gộp. Tầm quan trọng của chi phí hoạt động. Tầm quan trọng của Lợi nhuận từ họat động kinh doanh trước thuế và trước chi phí lãi vay.
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cấu trúc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tầm quan trọng của Tiền mặt so với Lợi nhuận kế toán. Có dùng được lợi nhuận để mua sắm và đầu tư không? Tầm quan trọng của Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
4. Thuyết minh báo cáo tài chính. Cấu trúc Thuyết minh báo cáo tài chính. Là báo cáo dài nhất và có rất nhiều thông tin chi tiết quan trọng. Thuyết minh báo cáo tài chính có những thông tin mà Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không thể có được.
5. Mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính. Lợi nhuận từ Báo cáo kết quả kinh doanh được chuyển sang Bảng cân đối kế toán như thế nào? Báo cáo lưu chuyển tiền tệ liên quan như thế nào đến các báo cáo khác? Vai trò của thuyết minh báo cáo tài chính
Phần II. Nguyên tắc phân tích báo cáo tài chính:
1. Phân tích tỷ trọng. So sánh với doanh thu. So sánh với tổng tài sản.
2. Phân tích so với ngành nghề. Tầm quan trọng việc so sánh với ngành nghề. So sánh theo ngành nghề để biết mình có tốt hơn đối thủ cạnh tranh hay không. Nguồn thông tin chỉ số tài chính của ngành nghề.
3. Phân tích xu hướng/ phân tích ngang. Phân tích theo thời gian để biết xem mình có tốt hơn chính mình hay không.
Phần III. Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu:
1. Phân tích khả năng sinh lời. Hai doanh nghiệp cùng có lợi nhuận kế toán bằng nhau chưa chắc đã sinh lời như nhau. So sánh lợi nhuận với doanh thu. So sánh lợi nhuận với vốn. So sánh lợi nhuận với tài sản.
2. Phân tích khả năng thanh khoản. Khả năng công ty trả nợ ngắn hạn. Số ngày công ty có thể chi trả. Tính cấp thiết của việc thanh toán ngắn hạn cho bên ngoài. Công ty không có thanh khoản có thể bị phá sản.
3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn, khả năng vay và trả nợ. Khác với phân tích khả năng thanh khoản, không phải chỉ là ngắn hạn hay dài hạn. Công ty có đủ lượng tiền để trả nợ trong dài hạn hay không. Công ty có thể vay tiếp được nữa hay không mà vẫn không gặp rủi ro tài chính cao. Công ty có nên trả bớt nợ vay hay không. Giới thiệu một số phương pháp xác định cơ cấu vốn tối ưu cho một công ty.
4. Phân tích khả năng quản lý tài sản và năng lực hoạt động. Chi phí hoạt động trên doanh thu. Tỷ lệ chi phí thông thường của một số chức năng/bộ phận trong công ty. Hiệu quả sử dụng tài sản.
Phần IV. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
1. Đánh giá khả năng tạo ra tiền mặt của doanh nghiệp. Nguồn gốc và chất lượng của dòng tiền và lợi nhuận kế toán. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ so sánh với doanh thu.
2. Các tỷ số tài chính sử dụng khi phân tích dòng tiền. Phân tích khả năng sinh “tiền” của công ty so với khả năng sinh “lời” của một công ty.
Phần V. Các lưu ý thực tế khi phân tích báo cáo tài chính. Các thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính. Một vài tỷ số và chỉ tiêu đặc thù khi phân tích báo cáo tài chính một số ngành.