Project Description

Ngày 24/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP (“Nghị định 20”) quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/5/2017. Đây được đánh giá là cột mốc quan trọng nhất trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện các quy định quản lý thuế về giao dịch liên kết tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua. Nghị định cũng thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc ban hành các quy định thuế nhất quán với khuôn khổ thuế quốc tế về Chống xói mòn cơ sở tính thuế & chuyển lợi nhuận (“BEPS”).

Nghị định 20 đưa ra các thay đổi cực kỳ quan trọng so với quy định hiện hành về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết đang được nêu tại Thông tư 66/2010/TT-BTC” (“Thông tư 66”) và chính thức áp dụng một số đề xuất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (“OECD”) về việc Chống xói mòn cơ sở tính thuế & chuyển lợi nhuận (“BEPS”).Các nội dung mới trong Nghị định 20 có tác động rất lớn đến yêu cầu tuân thủ của các doanh nghiệp lớn có giao dịch liên kết, cụ thể là đến mô hình các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty Mẹ – Con, Công ty Liên kết và đặc biệt là đến khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tập đoàn đa quốc gia.

Nghị định 20 ban hành nhiều yêu cầu tuân thủ khắt khe hơn cho các Doanh nghiệp đang có giao dịch liên kết. Mặc dù cho đến ngày 01/05/2017 Nghị định 20 mới có hiệu lực thi hành nhưng nhiều tác động tiềm tàng của Nghị định 20 có thể ảnh hưởng đến Doanh nghiệp cho cả năm 2017. Vì vậy, các Doanh nghiệp cần nhanh chóng nghiên cứu các ảnh hưởng này và chủ động có kế hoạch tuân thủ phù hợp.

Để nắm bắt được các nội dung chính của Nghị định 20 và lộ trình thực hiện BEPS tại Việt Nam, Doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm câu trả lời cho các nội dung cơ bản sau đây:

  • Các thay đổi quan trọng nhất giữa Nghị định 20 và Thông tư 66 là gì?
  • Doanh nghiệp bị tác động như thế nào bởi Nghị định 20?
  • Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết 3 cấp bao gồm những Hồ sơ gì?
  • 4 mẫu Tờ khai giao dịch liên kết mới yêu cầu bổ sung thêm thông tin gì so với trước đây?
  • Doanh nghiệp có biết các yêu cầu thông tin trong mẫu Hồ sơ và Tờ khai mới?
  • Doanh nghiệp có biết một số quy định mới về chi phí được trừ được nêu trong Nghị định 20?
  • Cam kết của Việt Nam về việc thực hiện lộ trình BEPS như thế nào? Nội dung nào của BEPS được thể hiện trong Nghị định 20? Doanh nghiệp bị tác động như thế nào với các nội dung mới này?
  • Doanh nghiệp sẽ bị ấn định thuế trong trường hợp nào? Làm sao để giảm thiểu rủi ro bị ấn định thuế?
  • Doanh nghiệp cần lên kế hoạch như thế nào để tuân thủ Nghị định 20?

Việc nắm bắt không kịp thời, không đầy đủ các tác động của Nghị định 20 sẽ làm gia tăng rủi ro trong việc xác định nghĩa vụ thuế phù hợp và có thể dẫn đến các khoản truy thu ngoài dự kiến khi Doanh nghiệp bị kiểm tra, thanh tra thuế sau này (đặc biệt là thanh tra về giá chuyển nhượng đối với các giao dịch liên kết).

Với mong muốn đem đến kiến thức cập nhật mới nhất về các thay đổi trong Nghị định 20, chỉ ra các tác động thuế và giải thích việc thực hiện lộ trình BEPS tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến các Doanh nghiệp như thế nào, tổng hợp các lưu ý không thể bỏ qua; và trình bày đến Doanh nghiệp những so sánh về ảnh hưởng thuế một cách rõ ràng và cụ thể nhất, RSM Việt Nam hân hạnh giới thiệu đến Quý Doanh nghiệp Khoá học: “Nghị định 20/2017/ND-CP: Yêu cầu tuân thủ mới đối với giao dịch liên kết; và lộ trình thực hiện việc Chống xói mòn cơ sở tính thuế & chuyển lợi nhuận (“BEPS”) tại Việt Nam”.

Apply Today

Sau khi hoàn thành Khóa học, học viên sẽ:

  • Nhận diện được các thay đổi quan trọng giữa Nghị định 20 so với Thông tư 66
  • Nắm bắt được lộ trình thực hiện BEPS và các nội dung quan trọng được đưa vào Nghị định 20
  • Nhận thức được các nghĩa vụ tuân thủ và rủi ro tiềm tàng trong việc thực hiện Nghị định 20
  • Hiểu biết sâu sắc hơn về các yêu cầu được nêu trong Nghị định 20. Từ đó, có thể đưa ra các đề xuất thuận lợi cho Doanh nghiệp và chủ động phòng ngừa các rủi ro tiềm tàng
  • Thành viên HĐQT, HĐTV, Ban Giám đốc, Ban điều hành.
  • Giám đốc tài chính;
  • Trường phòng tài chính;
  • Giám đốc Nhân sự;
  • Trưởng phòng Nhân sự.
  • Tổng quan về quá trình hình thành khuôn khổ thuế quốc tế BEPS
  • Nội dung và các tác động cơ bản của BEPS đến tiến trình cải cách thuế quốc tế
  • Lộ trình thực hiện BEPS tại Việt Nam và kế hoạch hành động của Cơ quan thuế
  • Tổng quan về các quy định liên quan đến giao dịch liên kết tại Việt Nam
  • Phân tích sâu hơn về giao dịch liên kết và cách thức quản lý rủi ro
  • Tóm tắt những thay đổi quan trọng trong Nghị định 20 và các nội dung BEPS được triển khai, bao gồm:
  • Mở rộng khái niệm giao dịch liên kết
  • Định nghĩa lại các mối quan hệ liên kết
  • 4 mẫu Tờ khai giao dịch liên kết
  • Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết 3 cấp
  • Điều kiện được trừ của một số giao dịch liên kết đặc thù
  • Miễn trừ về thông tin trên mẫu Tờ khai và Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
  • Nguyên tắc bản chất quyết định hình thức
  • Nguồn dữ liệu Cơ quan thuế
  • Các biện pháp và kiến nghị đến Doanh nghiệp để quản lý và phòng ngừa rủi ro về thuế hiệu quả hơn

Toà nhà Phượng Long, 506 Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 62 704 666
Email: Contact@CFOCapital.vn

Chứng nhận hoàn thành Khóa học được cấp bởi CFO Việt Nam Một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các Giám đốc Tài chính

Apply Today

Hàng ngàn Doanh nghiệp đã tham dự các Khóa Đào tạo thực tiễn cùng CFO Capital