Ngày 16/01/2019, Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam năm 2019 đã được công bố. Trong top 10 vẫn là những cái tên vô cùng quen thuộc qua các năm như Tập đoàn Vingroup, Vinamilk hay Masan,… Tuy nhiên, Ngân hàng SCB đã bị thay thế bởi một ông lớn trong ngành hàng không, đó là Vietjet Air. Cũng như thứ tự trong danh sách này cũng có sự biến động giữa các “ông lớn”.

1. Tập đoàn Vingroup

Có lẽ Vingroup là cái tên đáng chú ý nhất trên truyền thông năm 2018 với hàng loạt những bước chuyển mình mạnh mẽ theo định hướng một tập đoàn về khoa học công nghệ và trí tuệ thông minh với các thương hiệu mới như VinFast, VinSmart,….

Công ty CP Vincom đươc chính thức thành lập vào ngày 3/5/2002. Tập đoàn Vingroup – CTCP, tên mới của Công ty CP Vincom – được chính thức hình thành từ việc sáp nhập Công ty CP Vinpearl vào Công ty CP Vincom vào tháng 4/2012.

Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập, Vingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển trên nhiều lĩnh vực như Bất động sản với các thương hiệu Vinhomes, Vincom và Vincom Mega Mall, Vincom Office; Du lịch nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí với các thương hiệu Vinpearl Resort và Vinpearl Luxury, Vinpearl Land, Vinpearl, Vinpearl Golf Club; Bán lẻ với các thương hiệu VinMart, VinFashion, VinDS, VinPro và A Đây Rồi và đang dần chuyển hướng sang những ngành đòi hỏi công nghệ cao.

Trong mọi lĩnh vực hoạt động, Vingroup đều chứng tỏ được vai trò tiên phong, đón đầu các xu hướng tiêu dùng mới, đem đến cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới mang phong cách sống hiện đại. Chắc chắn trong năm 2019, chúng ta sẽ có thể tiếp tục thấy những bước tiến khác của Vingroup – Mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn.

Với những nỗ lực và sự sáng tạo không ngừng nghỉ, chỉ trong một thập nhiên, Vingroup tự hào đã vươn lên vị trí của một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

2. Công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động

Công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động vận hành hai chuỗi bán lẻ là thegioididong.com và dienmay.com, trong những năm qua, công ty đã liên tục phát triển nhanh và ổn định bất chấp tình hình kinh tế thuận lợi hay khó khăn.

Chuỗi Thegioididong.com được thành lập từ 2004 chuyên bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số di động bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, laptop và phụ kiện với hơn 930 siêu thị tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam.
Chuỗi Dienmay.com được ra đời từ cuối 2010 chuyên bán lẻ các sản phẩm điện tử tiêu dùng như ti vi, dàn karaoke, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, sinh tố, bàn ủi, bếp điện từ, lò vi sóng, máy hút bụi… và các sản phẩm kỹ thuật số như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop và phụ kiện. Ngày 04/5/2015, dienmay.com chính thức được đổi tên thành ĐIỆN MÁY XANH, với hơn 190 siêu thị hiện diện tại khắp 63 tỉnh thành.
Công ty đã xây dựng được một dịch vụ khách hàng khác biệt vượt trội với văn hoá “Đặt khách hàng làm trung tâm” trong mọi suy nghĩ và hành động của mình. Công ty đã nỗ lực xây dựng được một đội ngũ nhân viên tận tâm với khách hàng và xây dựng được trang web bài bản lấy khách hàng làm trung tâm www.thegioididong.com và www.dienmayxanh.com.

3. Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk)

Một trong những công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam trong suốt những thập kỉ qua. Vinamilk luôn giữ vững phong độ và thị phần của mình trong suốt những năm vừa qua. Không những thế, việc tập trung nhiều hơn vào việc phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng của Vinamilk cũng giúp cho khách hàng càng ngày càng tin tưởng vào các sản phẩm sữa trong nước.

Công ty CP sữa Việt Nam được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại: nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ và nhà máy sữa Bột Dielac.

Năm 2003, phát huy thành quả của công cuộc đổi mới, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình CP hóa. Vinamilk là công ty sữa lớn nhất Việt Nam liên tục trong hơn 38 năm qua kể từ khi thành lập vào năm 1976. Thị phần hiện tại của công ty là hơn 50% trong ngành sữa Việt Nam. Sản phẩm của Vinamilk có mặt tại 650 siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc. Công ty có 13 nhà máy sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Văn phòng bán hàng cũng được thành lập tại Hà Nội. Đà Nẵng và Cần Thơ để vận hành hệ thống phân phối trên cả nước. Ngoài ra, các sản phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu chủ yếu tới các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, đồng thời phát triển thị trường mới tại châu Phi và Trung Mỹ. 

Tăng trưởng doanh thu của Vinamilk chủ yếu từ 2 yếu tố. Một là tăng thị phần ở mặt hàng sữa nước và sữa bột – 2 nhóm đóng góp doanh thu lớn nhất, gần 60% tổng doanh thu thu của Công ty. Hai là hợp nhất doanh thu từ công ty con Driftwood (Vinamilk sở hữu 70%), mang lại doanh thu hơn 2.600 tỷ đồng trong năm 2014. 

4. TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ DOJI

TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ DOJI, với tiền thân là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD được thành lập ngày 28/07/1994. Vào thời điểm những năm 90 của thế kỉ 20, Công ty TTD chính là doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động chuyên sâu về khai thác đá quý, chế tác cắt mài và xuất khẩu đá quý ra thị trường quốc tế, vốn là một lĩnh vực vô cùng mới mẻ tại Việt Nam. TTD trở thành Công ty đầu tiên đã đưa ra thị trường quốc tế sản phẩm đá Ruby sao Việt Nam với thương hiệu Việt Nam Star Ruby VSR. Kể từ đó, công ty được mệnh danh là ông hoàng Ruby sao của thế giới, làm cho Việt Nam được khắc họa như một điểm sáng trên bản đồ Đá quý quốc tế.

5. Công ty CP ô tô Trường Hải:

Công ty CP ô tô Trường Hải ra đời vào năm 1997 tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai. Năm 2007 công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty TNHH sang CP. Sau 17 năm hình thành và phát triển, Thaco hiện có khoảng 7.550 nhân sự, được điều hành bởi 5 văn phòng quản trị đặt tại TP.HCM, Biên Hòa, Hà Nội, Đà Nẵng và Chu Lai.

Hiện nay, Thaco đã trở thành một trong những công ty phát triển hàng đầu tại Việt Nam, là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất và lắp ráp đầy đủ 3 dòng xe: du lịch, xe tải và xe bus với tỉ lệ nội địa hóa từ 16% – 46%, đem lại cho người dân Việt Nam những sản phẩm ôtô đa dạng, chất lượng giá cả hợp lý. Đặc biệt, sản phẩm Thaco Mobihome được xem là sản phẩm ôtô thương hiệu Việt có chất lượng cao, đã được khách hàng tin dùng và chiếm 90% thị phần.

Sự phát triển bền vững của Thaco tại Việt Nam chính là nhờ vào nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, các showroom trưng bày đi kèm với các xưởng dịch vụ phụ tùng tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong việc bảo dưỡng xe định kỳ và nhất là nhờ vào chiến lược kinh doanh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn. 

6. Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát

Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực như nội thất, ống, thép, điện lạnh, bất động sản. Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Tập đoàn Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng đầu của Việt Nam. Sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke, quặng sắt chiếm tỷ trọng khoảng 75% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn. HPG hiện đứng ở vị trí thứ 2 cả nước với 15,2% thị phần thép xây dựng (chỉ sau Pomina). HPG hiện là nhà sản xuất và phân phối hàng đầu về các mặt hàng nội thất văn phòng với khoảng 40% thị phần cả nước. Nội thất Hòa Phát là một thương hiệu uy tín với thị phần lớn nhất Việt Nam về hàng nội thất văn phòng. Ngoài ra kinh doanh BĐS, KCN, KĐT cũng là một lĩnh vực mũi nhọn của Tập đoàn.

7. Công ty CP FPT

Ngày 13/9/1988, tiền thân của công ty CP FPT được thành lập với tên Công ty Công nghệ Thực phẩm. Tháng 3/2002, công ty CP hóa với tên Công ty CP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Công ty bắt đầu niêm yết với mã FPT ngày 13/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Ngày 19/12/2008, Công ty đổi tên thành Công ty CP FPT.@ Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, FPT đã nỗ lực thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đề ra và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Doanh thu toàn tập đoàn đạt 35.114 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với năm 2013, đạt 110% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn đạt 2.456 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2013. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.075 tỷ đồng, tăng 0,5% so với năm 2013. Việc thu hẹp mảng kinh doanh trò chơi trực tuyến và những khó khăn của thị trường dự án CNTT trong nước đã ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng lợi nhuận chung năm 2014.

8. Hãng Hàng không Vietjet Air

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí tiết kiệm & linh hoạt và cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khách hàng lựa chọn. Không chỉ vận chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử tiên tiến.

Năm 2013, Vietjet thành lập hãng bay liên kết tại Thái Lan mang tên Thai Vietjet Air với 9% cổ phần sở hữu. Sự kiện này được coi như bước đầu của Vietjet trong việc tấn công sang các thị trường quốc tế khác trong khu vực và trên thế giới. Mới đây, Vietjet đã kí đặt khoảng 100 chiếc máy bay Boeing của Mỹ, cho thấy tiềm năng phát triển của hãng rất mạnh.

9. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh trước đây) được thành lập ngày 12/8/1993. @Sau 21 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7.000 cán bộ nhân viên. Năm 2014, VPBank đạt 1.609 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2013), lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.254 tỷ đồng, tăng 23%). Tổng chi phí dự phòng trong năm 2014 của VPBank là 979 tỷ đồng. Ở mảng huy động tiền gửi, con số VPBank đã huy động tăng 29% và lần đầu tiên vượt mốc 100.000 tỷ đồng (đạt 108.354 tỷ đồng, tăng ròng 24.510 tỷ so với năm 2013).

Để có được những con số ấn tượng trên, VPBank đã lựa chọn hai phân khúc trọng tâm là: Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hai phân khúc này đã có sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô huy động vốn và cho vay trong năm 2014, tạo tiền đề cho các mảng khác của VPBank đạt kết quả tốt về doanh thu và lợi nhuận.

10. Masan Group

Masan Group là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam. Chúng tôi có nhiều thành tích trong hoạt động xây dựng, mua lại và quản lý các nền tảng hoạt động kinh doanh có quy mô lớn nhằm phát triển và khai thác các tiềm năng dài hạn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và tài nguyên. Chúng tôi tin rằng có thể tạo ra phần lớn giá trị cho cổ đông thông qua đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, các đối tác toàn cầu và sự cam kết phục vụ tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam.

Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành một Tập đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương tại Việt Nam xét về quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông, và trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở Việt Nam. Để đạt được tầm nhìn này, chúng tôi hoạt động trong các lĩnh vực mà một công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương có thể dẫn đầu thị trường, và chúng tôi phát triển quy mô thông qua đầu tư có chọn lọc và chiến lược hợp nhất.

Lĩnh vực hoạt động:

Masan Consumer Holdings – Masan Consumer Holdings được thành lập là nền tảng chính để Tập đoàn đầu tư vào các hoạt động liên quan đến ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Các công ty sở hữu cổ phần của Tập đoàn bao gồm Masan Consumer và Masan Brewery.
Masan Resources – là một trong những công ty tài nguyên lớn nhất thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Techcombank– hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam xét trên quy mô tổng tài sản, cho vay, huy động, số lượng khách hàng và hệ thống mạng lưới.

-Sưu tầm-