Project Description

Trong thực tế điều hành doanh nghiệp, nếu Quý vị là lãnh đạo KHÔNG có chuyên môn về Tài Chính Kế toán, CHẮC CHẮN một trong những vấn đề sau sẽ luôn là nỗi băn khoăn thường trực:

  • Phòng Kế toán có mỗi việc thu chi mà sao lắm người thế?
  • Kế toán luôn đòi hỏi các chứng từ khi chi tiền để làm gì?
  • Báo cáo tài chính lắm số và lắm chữ, vậy ai quan tâm?
  • Có càng nhiều hàng dự trữ trong kho thì càng tốt?
  • Doanh thu thấp vì bán hàng chưa thu được tiền?
  • Tháng chi trả nhiều tiền thì chi phí sẽ tăng lên?
  • Doanh nghiệp có lãi càng nhiều thì cổ phiếu càng tăng giá?
  • Giá bán không thể nào thấp hơn giá thành?
  • Làm thế nào để gia tăng giá trị doanh nghiệp?

Theo đó, dù Quý vị là chủ doanh nghiệp, hay là thành viên ban điều hành chịu trách nhiệm trong bất kỳ lĩnh vực nào thì việc nắm bắt được những kiến thức, số liệu Tài chính Kế toán cơ bản và quan trọng sẽ giúp Quý vị hoàn thành tốt mục tiêu của mình.

Với 30 vấn đề Tài chính và Kế toán quan trọng nhất dành cho lãnh đạo, được hướng dẫn bởi chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thực tế tại các công ty lớn hoạt động tại Việt Nam, thông qua Chương trình Đào tạo Tài chính và Kế toán dành cho Lãnh đạo do CFO Việt Nam tổ chức, chắc chắn Quý vị sẽ nhận được những lời giải đáp thỏa đáng nhất mà không cần mất nhiều thời gian tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành.

Apply Today

Giúp người tham dự:

  • Hiểu rõ bản chất các thuật ngữ kế toán, tài chính quan trọng
  • Đánh giá được kết quả tài chính của doanh nghiệp
  • Đánh giá được hiệu quả hoạt động của phòng ban, dự án
  • Nắm bắt cách thức xây dựng và kiểm soát kế hoạch ngân sách
  • Sử dụng những số liệu kế toán để đưa ra các quyết định chi tiêu hiệu quả
  • Chủ doanh nghiệp, thành viên HĐQT, thành viên Ban Giám Đốc;
  • Các nhà quản lý có chuyên môn trong các lĩnh vực khác ngoài tài chính, kế toán;
  • Giám đốc bộ phận, Trưởng/phó trưởng phòng ban chức năng.

PHẦN A – KẾ TOÁN

Phần A1 – Công tác kế toán tài chính tại doanh nghiệp đối với lãnh đạo, nhà quản lý

1 – Mục tiêu của doanh nghiệp và vai trò của kế toán. Kế toán có những vai trò không có bộ phận chức năng nào có thể thay thế. Mối quan hệ làm việc giữa các nhà quản lý và kế toán.

2 – Một số thuật ngữ cơ bản. Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, và các thuật ngữ khác.

3 – Sự khác biệt giữa phương pháp kế toán tiền mặt và phương pháp kế toán dồn tích. Các nguyên tắc cốt lõi của kế toán.

Phần A2. Nguyên tắc phân tích báo cáo tài chính

4 – Vai trò của báo cáo tài chính như một Bảng điểm của doanh nghiệp.

5 – Giới thiệu Bảng cân đối kế toán. Cấu trúc bảng cân đối kế toán. Ý nghĩa của việc Tài sản được phân chia thành ngắn hạn và dài hạn, Công nợ được phân chia thành ngắn hạn và dài hạn, nhưng Vốn chủ sở hữu thì không được phân chia. Ý nghĩa tại sao hàng tồn kho được trình bày ở gần cuối phần Tài sản ngắn hạn. Đưa ra bức tranh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một ngày cụ thể.

6 – Giới thiệu Báo cáo kết quả kinh doanh. Cấu trúc báo cáo kết quả kinh doanh. Ai chịu trách nhiệm về từng dòng trên báo cáo này. Ý nghĩa của việc báo cáo riêng Doanh thu gộp và Doanh thu thuần. Bộ phận bán hàng có giỏi hay không. Tầm quan trọng của lợi nhuận gộp. Tầm quan trọng của chi phí hoạt động. Tầm quan trọng của Lợi nhuận từ họat động kinh doanh trước thuế và trước chi phí lãi vay. Trình bày doanh thu, chí phí, lãi lỗ của doanh nghiệp trong một thời kỳ.

7 – Giới thiệu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cấu trúc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tầm quan trọng của Tiền mặt so với Lợi nhuận kế toán. Có dùng được lợi nhuận để mua sắm và đầu tư không. Tầm quan trọng của Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận kế toán và dòng tiền.

8 – Giới thiệu Thuyết minh báo cáo tài chính. Cấu trúc Thuyết minh báo cáo tài chính. Là báo cáo dài nhất và có rất nhiều thông tin chi tiết quan trọng. Thuyết minh báo cáo tài chính có những thông tin mà Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không thể có

được. Trình bày một số chi tiết quan trọng, rủi ro tổn thất có thể có trong tương lai, giải thích các nghiệp vụ kế toán phức tạp.

9 – Ghi chép hàng tồn kho. Các phương pháp định giá hàng tồn kho.

10 – Ghi nhận doanh thu. Doanh thu được ghi nhận khi việc bán hàng xảy ra. Thu tiền và xuất hóa đơn có phải là có doanh thu. Doanh thu của các nghiệp vụ tài chính, các hợp đồng dài hạn, hàng đang đi đường. Lãi thực hiện và lãi chưa thực hiện khác nhau thế nào. Tài khoản phải thu có thể ẩn chứa lời giải đáp cho câu hỏi doanh thu có bị phóng đại hay không.

11 – Ghi nhận chi phí. Ghi chép chi phí trả trước, chi phí trích trước, chi phí bảo hành. Nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc trọng yếu khi ghi chép chi phí. Chưa trả tiền thì có báo cáo chi phí không. Chưa nhận được hóa đơn chứng từ thì có báo cáo chi phí không.

12 – Tài sản cố định. Tại sao Tài sản cố định phải được ghi chép đúng. Tài sản cố định và tiêu chuẩn xác định. Các phương pháp tính khấu hao. Khấu hao là chi phí không chi tiền nên làm giảm lợi nhuận trong kỳ nhưng không làm giảm dòng tiền trong kỳ.

Phần A3 – Kế toán quản trị 

13 – Kế toán giá thành, tính giá thành bình quân.
Phân loại chi phí. Phân loại chi phí theo tính ứng xử, theo tính kiểm soát, theo tính phân bổ. Kiểm soát chi phí doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả. Xác định người chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí.

14 – Phân tích điểm hòa vốn. Một nhà máy cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm thì hòa vốn. Một cửa hàng cần bán bao nhiêu sản phẩm thì hòa vốn.

15 – Một số chỉ tiêu báo cáo quan trọng cán bộ không chuyên cần quan tâm.

Phần A4 – Thực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp 

16 – Yêu cầu về chứng từ kế toán (hợp đồng kinh tế, hoác đơn VAT v.v.) . Trách nhiệm của các cá nhân đối với công tác kế toán. Các hành vi bị nghiêm cấm.

PHẦN B – TÀI CHÍNH

Phần B1 – Mục tiêu Quản trị tài chính của lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp

17 – Mục tiêu quản trị tài chính của lãnh đạo, nhà quản lý

18 – Cơ cấu quản trị tài chính

Phần B2 – Kế hoạch ngân sách và kiểm soát ngân sách

19 – Quy trình lập kế hoạch ngân sách (làm gì/ ai làm).

20 – Thảo luận về một bộ ngân sách điển hình thường bao gồm các thông tin, biểu mẫu nào.

21 – Trong khi thực hiện kế hoạch ngân sách, điều chỉnh kế hoạch ngân sách/lập dự báo như thế nào.

22 – Các kinh nghiệm thực tế quản lý các khoản phải thu từ khách hàng hiệu quả. Giảm thiểu nợ xấu như thế nào.

23 – Quản lý khoản phải trả cho nhà cung cấp như thế nào.

24 – Quản lý hàng tồn kho như thế nào cho hiệu quả. Hàng tồn kho quá nhiều thường đồng nghĩa với sử dụng nguồn lực không khôn ngoan. Chỉ tiêu Số ngày hàng tồn kho là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Kiểm tra tính hợp lý của số dư hàng tồn kho.

25 – Quản lý dòng tài chính như thế nào cho hiệu quả. Hai mươi (20) dấu hiệu cảnh báo của một doanh nghiệp thiếu tiền. Các hành động bù đắp thiếu hụt tiền và ngăn chặn hiện tượng “chảy máu tiền” của doanh nghiệp.

Phần B3 – Quyết định đầu tư vốn 

26 – Các khái niệm ảnh hưởng đến các quyết định tài chính: giá trị thời gian của tiền tệ, lãi kép, giá trị hiện tại của tiền tệ, giá trị tương lai của tiền tệ, dòng tiền đều đặn, dòng tiền vô hạn. Ứng dụng của các khái niệm này trên thực tế.

27 – Ước tính chi phí vốn của doanh nghiệp: Chi phí vốn không phải chỉ là lãi vay ngân hàng. Chi phí vốn có vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định của doanh nghiệp.
28 – Xác định dòng tiền liên quan của Phương pháp chiết khấu dòng tiền để lập dự án đầu tư.

29 – Các Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư (Payback, NPV, IRR, ROI, PI…). Trong trường hợp nào thì nên áp dụng các phương pháp nào.

30 – Phương pháp phân tích độ nhạy cảm trong quyết định đầu tư dự án.

Toà nhà Phượng Long, 506 Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 62 704 666
Email: Contact@CFOCapital.vn

Chứng nhận hoàn thành Khóa học được cấp bởi CFO Việt Nam Một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các Giám đốc Tài chính

Apply Today

Hàng ngàn Doanh nghiệp đã tham dự các Khóa Đào tạo thực tiễn cùng CFO Capital